Thursday, April 7, 2016

Mệnh chủ (Vuivui)

Mệnh Chủ

Trước hết về mệnh chủ. Tôi nhắc lại, mệnh chủ dùng để định cách cục. Cũng như phương trình vật lý toán, muốn giải thích hiện tượng, hiệu ứng, ... vật lý được biểu diễn bởi phương trình xác định thì phải xác định nghiệm của phương trình đó. Rồi từ nghiệm đó người ta mới lý giải cái vấn đề được đặt ra. Có nghiệm trực tiếp và có cả nghiệm gián tiếp. Nhưng đều thu được từ việc giải phương trình đó mà ra. Trong tử vi cũng vậy, phải xác định cách cục rồi thì mới luận được. Phép hội sao là phép xác định cách cục cổ điển. Nó đòi hỏi phải có hai điều kiện như tôi đã đưa ra.

Điều kiện thứ nhất nói đên tính xác xuất khả dĩ lớn nhất, tức là tìm ra đặc điểm chung của cách cục. Người ta đã thấy ngay bản chất của điều kiện này. Phụ thuộc vào kinh nghiệm sống, linh cảm, năng khiếu của người giải đoán. Tức là tổng quát hóa.

Điều kiện thứ hai là tính khả dụng, tức là áp dụng cụ thể vào thực tế thì liên hệ trực tiếp tới vốn sống, kinh nghiệm và sự hiểu đời – liên quan tới ngũ sự, … – của người giải đoán. Chả thế mà chúng ta vẫn hay nghe nói những người giỏi luận tử vi nào la cần năng khiếu, cần giác quan thứ sáu, cần trải đời, v. v. .. Trước kia chúng ta chỉ hay nghe nói thế thôi, nhưng nay thì thấy rõ, bản chất của nó là do cái phép hội sao nó yêu cầu tới hai điều kiện trên, do đó số người giỏi tử vi mới ít như vậy, và cũng ít người có thể theo được đến cùng. Tức là đặc biệt hóa.

Nhưng tiền nhân ta đã không thỏa mãn sớm như vậy. Họ đã nghiên cứu, mày mò để tìm cách hóa giải những khó khăn của hai điều kiện trên. Phép hóa giải đầu tiên là việc đưa ra hai sao chủ mệnh và chủ thân ở thiên bàn của lá số. Nhưng phép này ta thấy ngay là thô thiển – tuy nhiên trong một vài trường hợp, mà đối với xã hội xưa kia thì cũng thấy khá là đủ bởi đâu có phức tạp và phong phú như cuộc sống xã hội hiện đại. Thô thiển là bởi vì, hai sao chu thân mệnh được xác định như là quy tắc cố định theo năm sinh. Mỗi năm có một cặp sao mà thôi. Dễ thấy là cho dù mỗi lá số, với cùng cặp chủ mệnh thân tuy luận sẽ có khác nhau, nhưng cùng một lá số là không có cách gì luận khác nhau được cả. Tinh tế hơn chút nữa chúng ta cũng thấy, mỗi năm có tới hơn 8 ngàn lá số. Chúng ta lại luận theo kiểu xác định cách cục chính tinh phụ tinh thì chúng ta sẽ rơi vào cái thế tự trói chân tay minh. Ví dụ như chúng ta thấy có cách phủ tướng triều viên. Đương nhiên không thể bỏ. Lại chỉ có một cặp chủ thân mệnh, nên không thể thoát ra khỏi hai cái giới hạn đó. Chỉ còn có cách mở bằng gia hội thêm sao, chế hóa, … các bạn nào chưa làm thì bây giờ làm thử xem. Sẽ rơi vào mê hồn trận. Tệ hơn nữa là luận xong rồi, chẳng biết có đúng không nữa. Mà khi biết là sai thì cũng chẳng biết sai ở đâu. Cứ thử đi !. Rồi các bạn sẽ còn gặp nhiều chuyện bất khả, và tức mình hơn nữa. Cái phép chủ mệnh thân này nó cổ lỗ, và thô tới mức nhiều người còn không thèm học. Đặc biệt là những người của phái đông a. Tiền nhân ta khi nghiên cứu tử vi đều nhận ra điểm này mà tìm cách khắc phục nó. Một hướng khác phục có lẽ là phổ biến nhất hiện nay, nhưng nguồn khởi của nó, thú thực tôi không dám xác quyết, vì thực tế nắm được là những gì truyền lại, lại không có những kiểm chứng khoa học. Nên chỉ viết ra đây, xem như là một chút thư giãn, khỏi bức bối mà thôi.

Số là khi giải đoán những lá số mệnh VCD tiền nhân ta đã đúc kết khá nhiều công thức. Nhưng phảng phất thấy vai trò của những hung tinh, cát tinh đặc biệt. Mà một trong các thông số đặc biệt đó là sự đồng hành với ngũ hành bản mệnh của một vài tinh đẩu có trong cách cục được nêu bởi các công thức – tuy không phải là tất cả một cách tuyệt đối – nhưng phảng phất và dễ tìm được cái lý để các tinh đẩu đó lộ diện. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết, sẽ gặp ngay cản trở bởi tính hạn chế của sự đồng hành chỉ trong cung mệnh.

Tiền nhân ta tháo gỡ khó khăn này bằng cách không hạn chế xét sao nòng cốt chỉ ở trong khuôn khổ một cung an mệnh, hay cung an thân mà mở rộng ra tới cung thiên ri, tài và quan. Nhưng có một số người không hiểu lại giàu trí tưởng tượng liền mở rộng cho các cung khác nữa, có biết đâu rằng do hạn chế bởi sự mất cân đối của ngũ hành, nên sự mở rộng càng lớn thì tính mất cân đối càng lớn và do đó tính phi lý càng rõ nét, đưa tới sự vận dụng ngày càng mơ hồ hơn, gượng ép hơn. Hơn hết là cho dù sự mở rộng hợp lý, nó vẫn gặp những trở ngại không vượt qua được. Thực tế là phương pháp định cách cục dừng lại ở đây rồi lại loanh quanh trở về với phép hội sao và kết hợp cả hai. Nhưng lối thoát vẫn không thể có, người đời không chịu dừng lại và thế là cách mạng, là sáng tạo. Nhưng hầu hết đều nhằm vào cải tiến cách luận và trên cơ sở đó mà đưa thêm nhiều thông số, nhiều biến hóa của cách cục, tinh đẩu. Phép lưu tứ hóa, phép thái tuế, phép hóa khí, … tất thảy chỉ là những phép nhằm giải quyết vấn đề là do phép định cách cục bị hạn chế, nên phải mở rộng “phạm vi hoạt động” của cách cục, sao cho cải thiện được cái điều kiện thứ nhất là xác xuất khả dĩ lớn nhất – tức là sẽ khắc phục sự mơ hồ của tâm linh phần nào – và khả dụng lớn nhất vì khi cho cách cục biến hóa thì cái kinh nghiệm sống, sự trải đời của người giải đoán mới có “đất dụng võ”.

Như thế, giải đoán đã phát triển thành hai hướng, hướng nâng cấp phép định cách cục và Hướng thứ hai là mở rộng phạm vi hoạt động của cách cục. Rõ ràng hướng thứ hai rất dễ được chấp nhận, và thực tế nó đã được hào hứng tiếp đón. Nhưng rút cục, tình hình tuy có được cải thiện, song vấn nạn vẫn còn đó.

Tổ tiên phái đông a – bằng con đường riêng của minh – đã phát minh ra sao treo. Nhưng giữ thật kỹ. Cho nên, mặc cho đời xoay chuyển, càn khôn nổi sóng gió thế nào Nó vẫn lẳng lặng giữ yên “một bờ cõi”. Thiên hạ bàn tán xôn xao, tò mò hay chọc ngoáy, Nó vẫn sản sinh ra những lời đoán thần kỳ. Ẩn hiện như rồng lượn khiến người đời ngưỡng mộ mà phải liệt nó vào những giai thoại. Phương pháp sao treo, vượt lên phép nòng cốt – mặc dù sự ra đời của sao treo chưa chắc đã là do sự khắc phục hạn chế của các phép định cách cục trên – mà là do họ đã hiểu được bản chất thực của tử vi. Nhưng tự nhiên, nó giải quyết được hàng loạt vấn nạn của môn tử vi. Song, nó vẫn im lặng. Nó trở thành bí truyền.

Phương pháp mệnh chủ tiếp nối nền tảng của phép treo sao. Có vậy thôi. Không nên thấy nó có chữ mệnh chủ mà ngộ chữ rồi hỏi thế còn thân chủ đâu rồi ! 

http://vuihoctuvi.bl...inh-vuivui.html "

Tuy không định nghĩa mệnh chủ, nhưng qua các ví dụ luận giải của tiên sinh VuiVui thì mệnh chủ thể hiện bản chất của Mệnh. Như vậy về bản chất không có gì khác sao nòng cốt, sao trọng điểm, sao trụ cột, sao mệnh ăn vào như các tiền bối vẫn dùng từ xưa.
1. Cách xác định Mệnh chủ - sao nòng cốt dựa vào hình tướng & tính cách trực quan, đơn giản nên chuẩn xác. Sau khi xác định phối kiểm hạn quá khứ kiểm tra mệnh chủ xác định có đúng không.
2. Phương pháp xác định mệnh chủ - sao nòng cốt như tiên sinh VuiVui trình bày qua phức tạp, có lẽ làm bài toán ngược từ hạn quá khứ xác định mệnh chủ.

Vài thuật ngữ tạo thêm sự huyền bí thâm sâu cho phái đông a, thực tế chỉ là các phi tinh vận, các sao trên lá số tử vi nguyên thủy:
"
SAO TREO , SAO RUNG , SAO BAY..... LÀ CÁCH GỌI NÔM THEO KIỂU BÌNH DÂN CUẢ NGƯỜI VIỆT CHỨ KHÔNG CÓ GÌ MỚI LẠ KÌ BÍ CẢ....VD NHƯ SAO BAY ÂM HÁN VIỆT CUẢ NÓ LÀ PHI TINH ( SAO BAY).... SAO TREO LÀ SAO NẰM SẴN TRONG LÁ SỐ NHƯNG CHƯA TÁC ĐỘNG RÕ RÀNG ( DO YẾU HOẶC DO KHÔNG ĐỦ BỘ ) HOẶC CHỈ CÓ 1 TÍNH CÁCH ĐẶC THÙ NÀO ĐÓ CÒN SAO RUNG ( THƯỜNG CHÍNH LÀ SAO BAY) LÀ SAO XUẤT HIỆN TRONG 1 HOÀN CẢNH NÀO ĐÓ KÍCH HOẠT SAO TREO ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG RÕ RÀNG HOẶC BIẾN ĐỔI HẲN TÍNH CHẤT SẴN CÓ CUẢ MÌNH....

VD CHO DỄ HIỂU NHƯ TIỂU HẠN CÓ VŨ KHÚC MIẾU ĐỊA THÌ CÓ LỢI VỀ TIỀN BẠC NHƯNG CÓ HOÁ KỊ BAY VÀO THÌ HOÁ RA LẠI NGƯỢC LẠI SINH RA BẤT LỢI VỀ TIỀN BẠC ... Ở ĐÂY VŨ KHÚC LÀ SAO TREO CÓ SẴN TRONG CUNG TIỂU HẠN CÒN HOÁ KỊ LÀ SAO BAY DO NIÊN VẬN ĐEM ĐẾN CHỨ KHÔNG CÓ SẴN TRONG LÁ SỐ NGUYÊN THUỶ

Sunday, April 3, 2016

Tử Vi Phú

Lộc phùng xung phá, cát xứ tàng hung.
(Lộc gặp Sát Phá xung chiếu thì như ở chỗ cát mà có tàng ẩn cái hung).


Mã ngộ Không Vong, chung thân bôn tẩu.
(Mã gặp Không Vong thì suốt đời bôn ba vất vả).

Sinh phùng bại địa, phát dã hư hoa.
(Mệnh cư chỗ bại địa là như hoa sớm nở chiều tàn).
Tuyệt xứ phùng sinh, sinh hoa bất bại.
(Mệnh ở chỗ tuyệt địa nhưng được tương sinh thì không thể suy tàn sớm được).

Tinh lâm miếu vượng, tái quan sinh khắc chi cơ.
(Sao đã lâm vào nơi miếu vượng, lại xét xem then chốt của sinh khắc)
Mệnh tọa cường cung, tế sát chế hóa chi lý.
(Mệnh đóng vào cường cung, cần quan sát kỹ cái lý chế hóa)

Nhật Nguyệt tối hiềm phản bối, Lộc Mã tối hỉ giao trì.
(Nhật Nguyệt rất ghét lạc hãm, Lộc Mã rất mừng giao kết với nhau)

Thảng cư Không Vong, đắc thất tối vi yếu khẩn.
(Giả sử cư Không Vong thì đắc hãm lại rất quan trọng).
Nhược phùng bại địa, phù trì đại hữu kì công.
(nếu gặp bại địa thì các yếu tố trợ giúp sẽ có vai trò vô cùng quan trọng).

Tử Vi Thiên Phủ toàn ỷ Phụ Bật chi công,
(Tử Phủ muốn thành công phải hoàn toàn nhờ vào trợ giúp của phù tá tinh Tả Phụ, Hữu Bật)
Thất Sát Phá Quân chuyên ỷ Dương Linh chi ngược.
(Sát Phá thường nương theo Kình (đà) Linh (hỏa) mà làm điều mãnh liệt, hung tàn).

Chư tinh cát, phùng hung dã cát.
(Các sao tốt lành mà gặp hung thì mất tốt lành)
Chư tinh hung, phùng hung dã hung.
(Các sao hung mà gặp Hung thì mất tính hung??? QNB chú: dịch nguyên văn, chứ theo tôi thì câu này có sự thất bản, viết nhầm chữ Cát với Hung, vì lý vài sao Hung mà gặp nhiều Cát tinh hóa giải thì mới mất đi tính hung của chúng được).

Phụ Bật giáp Đế vi thượng phẩm,
Đào Hoa phạm chủ vi chí dâm.

Quân thần khánh hội, tài thiện kinh bang (= tài giỏi kinh bang tế thế).
Khôi Việt đồng hành, vị cư thai phụ (= vị trí quan tước cỡ Tam Công).
Lộc Văn củng mệnh, quý nhi thả hiền (= vừa sang quý vừa hiền đức).
Nhật Nguyệt giáp tài, bất quyền tắc phú (= chẳng quyền cao thì cũng giàu to).
Mã đầu đới kiếm, trấn vệ biên cương (= trấn giữ, bản vệ biên cương).
Hình Tù giáp Ấn, hình trượng duy ti (= chủ quản ti hành pháp, xử phạt đòn roi).
Thiện Ấm triều cương, nhân từ chi trường (=người nhân từ).
Quý nhập quý hương, phùng chi phú quý (= được hưởng phú quý).
Tài cư tài vị, ngộ giả phú xa (= giàu có xa hoa).

Thái Dương cư Ngọ, vị chi Nhật lệ trung thiên, hữu chuyên quyền chi quý, địch quốc chi phú.
(= Mặt trời sáng giữa bầu trời, người quyền quý cực cao, giàu có nhất nhì trong 1 nước).
Thái âm cư Tý, hào viết Thủy trừng quế ngạc, đắc thanh yếu chi chc, trung gián chi tài.
(= Nước trong soi bóng cành quế, giữ chức vụ quan trọng, có tài can gián vua).

Tử Vi Phụ Bật đồng cung, nhất hô bách nặc, cư thượng phẩm.
(= hô 1 tiếng có trăm người dạ ran, cư quan cao thượng phẩm).
Văn Hao cư Dần Mão, vị chi chúng thủy triều đông.
(= Khúc Xương + Phá ở Dần Mão được coi là nước đổ ra bể đông, nghèo).

Nhật Nguyệt thủ bất như chiếu hợp,
(đối với cả 2 sao Nhật Nguyệt thì chiếu hợp giáp đẹp hơn khi chúng đồng cung tọa thủ).
Ấm Phúc tụ bất phạ hung nguy.
(Lương Đồng gặp thêm các cát tinh thì không sợ hung nguy).

Tham cư Hợi Tý, danh vi "phiếm thủy đào hoa".
(Tham Lang - tức chánh Đào Hoa tinh - hãm ở các cung hành thủy gọi là "Đào hoa lênh đênh trên sóng nước").
Hình ngộ Tham Lang, hiệu viết "phong lưu thái trượng".
(Hình gặp Tham thì gọi theo biệt hiệu là "khoe mẽ phong lưu" - cách này dễ ăn đòn)

Thất Sát Liêm trinh đồng vị, lộ thượng mai thi (= dễ chôn thây ở trên đường).
Phá Quân ám diệu đồng hương, thủy trung tác trủng.
(Phá Kị đồng cung - có thêm Xương Khúc - thì dễ chết chìm, táng mạng dưới nước)

Lộc cư Nô Bộc túng hữu quan dã bôn trì,
(Tuy làm quan nhưng vẫn vất vả hoặc làm công việc có tính chất chạy đôn đáo ngược xuôi),
Đế ngộ hung đồ tuy hoạch cát nhi vô đạo.
(Tử Vi gặp Kiếp Không, sát tinh, thì tuy vẫn có phần thành công nhưng là kẻ vô đạo)

Đế tọa kim xa, tắc viết kim dư phù giá,
(Tử Vi cư Ngọ có Tả Hữu chầu + cát tinh là cách vua ngồi xe vàng, thần phù tá xa giá)
Phúc an văn diệu, vị chi ngọc tụ thiên hương.
(Phúc cung an Khôi Việt Xương Khúc là coi như ngọc sáng, truyền đời nắm quyền cao).

Thái Dương hội Văn Xương vu Quan Lộc, hoàng điện triều ban, phú quý toàn mỹ.
(Nhật + Văn Xương ở Quan Lộc cung thì làm quan to trong triều, vừa phú vừa quý).
Thái âm hội Văn Khúc vu Thê cung, thiềm cung chiết quế, văn chương toàn thịnh.
(Thái âm + Văn Khúc ở cung Thê thì lấy con gái nhà danh gia, có tài văn chương, thi cử đỗ đạt).

Lộc Tồn thủ vu Điền Tài, đôi kim tích ngọc (= giàu có vô cùng).
Tài Ấm tạo vu Thiên Di, cự thương cao cổ (= đi buôn phát tài lớn).

Hao cư Lộc vị, duyên đồ khất thực.
(Phá Quân hoặc Đại Tiểu Hao -hãm- cùng vị trí với Lộc là số ăn mày).
Tham hội vượng cung, chung thân thử thiết.
(Tham cư Tý Ngọ Mão Dậu, lại trúng chỗ vượng của tam hợp tuổi là số trộm cắp).

Sát cư Tuyệt địa, thiên niên yểu tự Nhan Hồi.
(Sát Tuyệt đồng cung, ngàn năm bạc mệnh, yểu như Nhan Hồi)
Tham tọa Sinh hương, thọ khảo vĩnh như Bành Tổ.
(Tham Tràng Sinh đồng cung thọ như Bành Tổ).

Kỵ ám đồng cư Thân Mệnh Tật ách, trầm khốn uông doanh,
(Cự Kị cùng cư Mệnh Thân Tật thì mê muội, nghèo khổ, yếu ớt càng nhiều),
Hung tinh hội vu Phụ Mẫu Thiên Di, hình thương phá tổ.
(Hung tinh hội vào Phụ Mẫu, Thiên Di thì hình khắc, dễ bị phạt, bị thương, phá tán tổ nghiệp).

Hình Sát đồng Liêm Trinh vu Quan Lộc, gia nữu nan đào,
(Hình Sát và Liêm Trinh hội ở Quan Lộc thì gông xiềng bắt bớ là khó tránh)
Quan Phù gia Hình Sát vu Thiên Di, ly hương tảo phối.
(Quan Phù và Hình Sát ở Thiên Di thì đi xa kết duyên chồng/vợ).

Thiện Phúc cư Không vị, Thiên Trúc sinh nhai.
(Thiên Cơ Thiên Đồng đóng vào chỗ Không Vong thì dễ đi tu)
Phụ Bật đơn thủ Mệnh cung, ly tông thứ xuất.
(Phụ or Bật độc thủ ở mệnh là rời bỏ quê quán tổ tông, nếu là chi thứ trong Họ mà ko phải dòng trưởng thì thậm chí còn có thể đổi họ).

Thất Sát lâm vu Thân Mệnh gia ác sát, tất định tử vong.
(Thất Sát + hung sát tinh nơi Thân Mệnh là số chết yểu).
Linh Dương hợp vu Mệnh cung ngộ Bạch Hổ, tu đương hình lục.
(Linh (hỏa) Kình (đà) hội hợp ở Mệnh gặp Bạch Hổ là phải chịu lăng nhục, hình phạt, tra tấn).

Quan Phủ phát vu cát diệu,
(Quan Phủ mà thấy các Cát tinh thì hay)
Lưu Sát phạ phùng Phá Quân.
(Lưu niên sát tinh e ngại gặp Phá Quân vì dễ tai họa ập đến.
QNB chú: có người cho rằng "Lưu Sát" = Lưu Hà + Kiếp Sát thì mới đúng, ngẫm cũng có hợp cái lý về tai họa, nhưng theo mạch văn và lối dùng từ trong toàn bộ cuốn sách này thì "lưu sát" là ám chỉ những sát tinh theo lưu niên hạn như Kình, Đà).
Dương Đà bằng Thái Tuế dĩ dẫn hành, Bệnh Phù Quan Phù giai tác họa.
(Kình Đà nhờ vào Thái Tuế mà dẫn động lưu hành, Bệnh Phù và Quan Phù đều là tác nhân gây họa).

Tấu Thư Bác Sĩ dữ lưu Lộc, tận tác cát tường.
(Tấu Thư Bác Sĩ cùng Lưu Lộc Tồn đều tạo ra sự hết sức tốt lành).
Lực Sĩ Tướng Quân đồng Thanh Long, hiển kỳ quyền thế.
(Lực Sĩ, Tướng Quân và Thanh Long là hiển lộ về sự quyền lực, quyền thế).

Đồng tử hạn như thủy thượng phao ẩu,
Lão nhân hạn tự phong trung nhiên chúc,
Ngộ sát vô chế nãi lưu niên tối kị.
(Hạn của trẻ nít như là bọt bèo trên mặt nước
Hạn người già tựa đốm lửa giữa gió lộng
Lưu niên hạn gặp phải sát tinh mà không có cát tinh chế giải thì dễ mất mạng).

Nhân sinh vinh nhục hạn nguyên tất hữu hưu cữu,
Xử thế cô bần số trung phùng hồ bác tạp,
Học chí thử thành huyền vi hĩ.
(Hạn vinh nhục của đời người, nguyên trong lúc tốt cũng có 1 vài khi xấu và ngược lại,
Vị thế cô bần của người ta trong xã hội cũng bởi số mệnh toàn tạp mà không thành cách,
Học giả nắm được bấy nhiêu cũng gọi là nắm được lẽ huyền vi rồi).

KimCa - Tuần Triệt

Đầu tiên là mệnh VCD và sau đó là mệnh có Chính Diệu. Bởi xét cho cùng thì người mệnh VCD là quan tâm hơn cả vấn đề này. Bởi có câu mệnh VCD không yểu cũng bần

Mệnh VCD đã được nhiều nhà Tử vi nghiên cứu và nghiệm lý, có người thì nói là nhà không nóc, nhưng có lẽ ít ai hiểu được bản chất thật sự của nó là như thế nào. Đầu tiên nói đến lý thuyết kinh điển về Chủ Khách, lấy Cung Mệnh làm Chủ, Tam phương Tứ chính làm Khách, mệnh Chủ cường hơn Khách thì thuận lợi, ngược lại mệnh Chủ nhược khách cường là gian nan. Khi mệnh VCD thì thiên di luôn có chính diệu, điều dễ dàng nhận thấy là Chủ nhược và Khách cường, khi Chủ nhược thì khả năng chống đỡ Sát Khí từ Tam Phương Tứ chính là kém đi rất nhiều, đó là yếu tố gây nên tai họa cho Mệnh VCD, hãy lấy ví dụ : Một người khỏe mạnh, cường tráng ( Chủ cường ) thì không sợ phong ba bão gió của xã hội ( Khách ), đi ngoài đường gặp cơn gió thấy cảm giác mát mẻ dễ chịu, khác với một người ốm yếu ( Chủ yếu ) vì sự biến động của xã hội thường cảm thấy mệt mỏi, đi ngoài đường gặp cơn gió bị cảm mạo, sinh bệnh chết ( Khách mạnh hơn Chủ ), cho nên nói mệnh VCD dễ yểu bởi vì Sát Khí từ Khách xung phá Mệnh quá nhiều. Đó là yếu tố quyết định có yểu hay không, nếu mệnh VCD mà Tam phương Tứ chính cát tinh hột tụ không bị sát tinh xâm phạm thì ta xét đến Cung Mệnh làm Chủ và Cung Đại vận làm Khách, ta lại dễ dàng nhận thấy nếu Tam phương Tứ chính cung Mệnh không có Sát tinh thì tất yếu sẽ hội tụ sát tinh ở Đại vận, Chủ Nhược Khách Cường và lại vẫn bị Sát Khí xâm phạm mạnh mẽ, nên dễ yểu khi vận đi qua Cung sát tinh hội tụ được Hóa Kỵ dẫn động. 

Đó là nói đến cái yểu của người mệnh VCD, bây giờ xét đến cái bần của người VCD. Mệnh VCD Chủ nhược Khách cường thì Mệnh sẽ không làm Chủ được Tài Quan, dẫn đến bị động trong hoàn cảnh, gặp một vấn đề dù biết bản chất của nó là gì, nhưng không biết phải giải quyết thế nào, kinh doanh thì không hoạch tài, làm quan thì dễ bị chèn ép, ý chí thì kém, lại hay thay đổi cũng bởi Chủ nhược. Tất nhiên sẽ có người lý luận tôi không yểu cũng chả bần, nhưng ở đây yểu và bần là xét trung bình cho người mệnh VCD trong xã hội.

Qua những vấn đề được nói ở trên thì rõ ràng mệnh VCD cần Tuần Triệt để ngăn chặn Sát khí từ các cung Khách để tăng thọ, Đối với giàu hay nghèo thì lại phải xem những yếu tố khác nữa. bởi có câu mệnh VCD hội tam không phú quý khả kỳ. Nhưng với Tuần Triệt đã giúp cho bản cung được vững vàng hơn qua việc đánh chặn nguy hại từ bên ngoài. Đặc biệt mệnh VCD quan trọng xét Tứ hóa, và Chủ khách xem có được cát hay không, Khách đa cát tinh hội tụ và Tam hóa thì vẫn có thuận lợi. vì sao mệnh VCD cần hung tinh đắc địa ( kình, đà, hỏa, linh, không, kiếp, hình, hổ ) là bởi vì Hung tinh đắc địa có thể lấy lại sự cân bằng giữa Chủ và Khách. Cát tinh hay hao bại tinh quá yếu không đủ lực. Nhưng mệnh VCD có Tuần khác với mệnh VCD có triệt, điều này sẽ được nói ở phần sau.

Bây giờ ta xét đến người Mệnh có Chính Diệu. Một điều hiển nhiên đó là không có một Chính tinh nào đứng riêng lẽ với nhau, và thay vào đó là đi theo một tổ hợp. Ta lấy Ví dụ : người có mệnh Tử vi. Tử vi luôn tam hợp với Liêm Trinh và Vũ khúc. Theo lý thì Liêm Trinh hỏa ==> Tử vi Thổ ==> Vũ khúc Kim. Đó là sự lý sinh của Ngũ hành, Liêm trinh là Nguyên thần của Tử vi, khi Tử vi bị Tuần Triệt vì Nguyên thần Liêm trinh không sinh trợ được Tử vi, Tử vi hỏa tương thông mà sinh được Vũ khúc Kim, đẫn đến Khí Thổ ứ đọng, bế tắc. Vì vậy mệnh Tử vi Tuần Triệt là kém theo lý ngũ hành. Nhưng Tử vi gặp Tuần thì đỡ hơn gặp Triệt, bởi cái lý Âm Dương. theo Tượng thì ví Tử vi như là vua, Liêm Trinh và Vũ khúc là cận thần, Tử vi gặp Tuần Triệt được ví như Vua bị cô lập, không được trợ giúp của Quần thần, giống vua bù nhìn. lẽ dĩ nhiên là kém.

Tuần là được hiểu là Thời Thiên chưa tới, nơi có Địa mà không có Thiên, thiên chưa tới thì sao Địa hóa thành. Cho nên gọi là Không vong. Cũng vì có Địa mà không có Thiên nên Tuần bản chất mang tính Âm. Đối nghịch với Triệt mang tính Dương, điều dễ thấy là nhiều người luận Triệt là chặt chém, Tướng Triệt là tướng mất đầu, Mã triệt là Mã què, âu cũng là do tính Dương của Triệt. Tử vi Dương ngại gặp Tuần hơn Triệt. Tuần tác dụng mạnh lên Tứ hóa, vòng lộc tồn, xét theo Toàn không cách thì Tuần đắc cách hơn là Triệt. Triệt tác dụng mạnh lên sao an theo giờ, ngày, tháng và vòng Thái Tuế. Tuần chế Địa kiếp mạnh hơn Triệt, ngược lại Triệt chế Địa không mạnh hơn Tuần. Tuần chế địa kiếp và Triệt chế Địa không kém hơn vì cái lý cộng hưởng. và cũng bởi cái lý Địa không mang tính Âm, Địa kiếp mang tính Dương. 

Cụ Thiên Lương cho rằng, Tuần Triệt hóa giải nhau ở Đại vận, tức là mệnh Tuần đến vận gặp Triệt thì sẽ được hóa giải. Điều này là có lý của Cụ. Xét Tuần Âm và Triệt Dương, thì Tuần Triệt sẽ kìm chế nhau ở Vận, do đó khả năng của Tuần Triệt ở Đại vận đã giảm đi nhiều. Nhưng không phải là sẽ mất đi Tuần Triệt, giống như Không Kiếp gặp nhau ở Tứ góc thành Âm Dương hợp nhất mà đắc địa, đắc địa thì ít hại hơn là hãm.

Lý Xuất Không Điền Thật. Tuần Triệt được hiểu là Thời chưa tới, khi có Lưu Thái Tuế đến thì đó chính là Thời tới, mà thời tới thì Không Vong sẽ không còn, thời tới khi Lưu Thái tuế xung cung Tuần Triệt hoặc ở ngay cung có Tuần Triệt. Xuất không được hiểu là Không vong đã mất, nếu mệnh có Tuần Triệt thì Lưu Thái Tuế đến mệnh hoặc ở Di xung mệnh, khi Không vong đã mất thì những gì còn lại ở Cung mệnh chính là bản chất thực sự vốn có của nó, như tổ hợp sao phá hay hợp cách...từ đó sẽ thấy được sự thật giả về giàu nghèo, thọ yểu...( Điền Thật ). Do vậy đối với mệnh VCD rất cần chú ý đến vận có Lưu thái tuế xung mệnh, vì khi đó đã mất Không vong, nếu hạn nhập năm đó cũng bị kỵ xung thì quyết là năm đại họa. Đối với người có Chính diệu mà tổ hợp sao đi hợp cách và tốt thì năm đó là năm thăng tiến tài lộc.

Lý giải thêm về Thiên tướng sợ gặp Tuần Triệt, Thiên tướng và Phá quân luôn ở thế Đối Xung ( không phải Đối Cung ). Tương và Phá kìm hãm lẫn nhau, lực tương tác của Phá lên Tướng ngang bằng với lực của Tướng lên Phá. Nhưng khi có Tuần Triệt thì điều đó đã bị phá vỡ, đầu tiên phải nói đến Phùng Phủ khán Tướng, xem Thiên Tướng phải xét đến thiên Phủ, khi Thiên tướng bị Tuần Triệt thì Phủ không thể giúp được Tướng. Đó là đặt Tướng vào thế yếu khi so sánh với Phá, do vậy cấu trúc Đối xung bị phá vỡ, đặt Thiên tướng vào thế yếu. Lại xét phân đối cung lưu chi thể dụngng ), nguời mệnh Thiên tướng thì lấy Thiên Tướng làm Thể, Phá Quân làm Dụng, Tướng ở thế yếu thì Thể bị Dụng khắc theo lý đối xung, vì vậy mà nói Thiên tướng sợ gặp Tuần Triệt, vì lý Thiên tướng mang tính Âm nên sợ gặp Triệt hơn Tuần. Có lẽ vậy mà Tướng Triệt là tướng mất đầu chăng? lẽ Triệt chặt chém âu cũng rất có lý ( tính Dương )

KimCa - Thảo Luận Mệnh - Thân

Dịch thì có Khí, Khí sinh Tượng, Tượng có Số, Số có Lý.

Mỗi một năm Trái Đất di chuyển trên Hoàng Đạo được 365+1/4 ngày, đi qua hết 12 Cung, mỗi Cung 30 độ. Trái Đất di chuyển trên Hoàng Đạo tạo ra 4 mùa do sự tự quay và trục Bắc Nam bị lệch. 4 mùa thực chất là Nhiệt, Mùa Xuân thì ấm áp, mùa Hạ thì nóng bức, mùa Thu thì mát mẻ, mùa Đông thì lạnh lẽo. Cũng do sự thay đổi nhiệt độ trong năm nên ta thấy mùa Xuân ứng với Mộc và mùa Hạ ứng với Hỏa thuộc Dương, mùa Thu ứng với Kim và mùa Đông ứng với Thủy thuộc Âm, Khí Thổ có lúc Âm lúc Dương, vào mùa Xuân và Hạ thì Khí Thổ thuộc Dương, mùa Thu và Mùa Đông khí Thổ thuộc Âm. Do vậy tiền đề của Ngũ hành vốn là Âm Dương.

Khí Trái Đất di chuyển trên Hoàng Đạo thì trung bình mỗi tháng sẽ có 2 tiết khí làm chủ, tùy vào tháng Sinh mà con người được hấp thụ cái khí Âm hay khí Dương mạnh nhất, hay là Khí Ngũ hành nào vượng nhất và suy nhất. Cái khí này vốn là Khí Thiên.

Song song với quá trình trên là sự tư quay của Trái Đất từ Tây sang Đông mà sinh ra ngày và đêm, nhìn từ mặt đất sẽ thấy mặt trời di chuyển từ Đông sang Tây do sự chuyển động tương đối của Trái đất so với không gian Thiên Cầu. Vì vậy người xưa có câu “thiên hữu chuyển, địa tả hoàn” , tùy vào người Sinh vào ngày hay đêm mà bẩm thụ khí Âm hay khí Dương mạnh của ngày đó, như sinh vào sáng sớm thì khí Âm Dương điều hòa hơn, sinh vào buổi trưa thì khí Dương thịnh Âm suy, sinh vào buổi chiều và tối thì ngược lại Âm thịnh Dương suy. Kết hợp với Tháng sinh sẽ cho ta biết con người bẩm thụ Khí Âm Dương Ngũ Hành thịnh suy như thế nào. Đó là tiền đề trong cách an Mệnh.

Đồng thời Mặt Trăng di chuyển trên Bạch đạo và hợp góc với Thiên Cầu và Hoàng đạo sẽ cho ta biết người sinh vào ngày trong tháng có đặc điểm gì. Tứ dư trong môn Thất Chính Tứ Dư kỳ thực chỉ là giao điểm của Bạch Đạo Hoàng Đạo và khoảng cách của Mặt Trăng so với Trái Đất, từ chuyển động biểu kiến của Chúng mà Khí Âm Dương Ngũ Hành sẽ thay đổi tạo nên những số mệnh khác nhau. Kết hợp với Năm sinh vốn mang ảnh hưởng mạnh của Ngũ tinh sẽ có số mệnh theo Năm, Tháng, Ngày, Giờ.

Mệnh thuận tháng nghịch giờ chẳng qua là sự quay quanh Mặt Trời trên Hoàng đạo và sự tự quay của nó từ Tây sang Đông, tiền đề trong cách an Thân chính là Trời thì quay về bên phải theo lý Thiên hữu chuyển, địa tả hoàn. Do Mệnh ứng với Địa di chuyển về bên Trái nên thuộc Âm, Thân ứng với Thiên nên thuộc Dương. Từ đây ta xác định được tiên đề tiếp theo Mệnh Thân là một cặp Âm Dương. Do sự chuyển động từ Tây sang Đông của Trái đất vốn là chuyển động thực nên Cung mệnh làm chủ để an 11 cung còn lại, còn Cung Thân vốn là sự chuyển động tương đối của Thiên Cầu từ Đông sang Tây nên không được dùng để an 11 Cung và Chính tinh. Cung Thân chỉ cho ta thấy sự bổ khuyết cho cung Mệnh.

Từ Cung mệnh ta xác định được Cục Số, vậy Ngũ hành Cục là gì? Ngũ hành Cục chính là Khí mà con người lúc sinh ra được bẩm thụ, tùy vào mỗi thời điểm mà con người bị ảnh hưởng mạnh nhất của một hành so với các hành khác nên người đó sẽ được bẩm thụ Khí ngũ hành đó nhiều nhất lúc sinh ra. Khí ở đây được hiểu theo lý của Chu Hy “trong khoảng Trời Đất chỉ có một thứ duy nhất là Khí” Khí thì có Lý, hay nói cách khác Khí ngũ hành mà ta thụ hưởng lúc sinh ra là Khí Thiên Địa hợp nhất và Khí ngũ hành tạo nên hình hài của ta vậy ( Nhân ).

Số của Cục là gì? Số chính là để diễn giải cụ thể Ngũ hành Cục, hay nói cách khác Số chính là Số hóa ngũ hành Cục, giúp cho việc phân định Hành Cục này so với Hành Cục khác, vì mỗi hành Cục đều có tính lý riêng biệt so với các ngũ hành Cục khác. Nên mỗi ngũ hành khác nhau sẽ có Số khác nhau. Ngũ hành Cục ở trên được nói đến như là Khí Thiên Địa hợp nhất tạo nên hình hài của con người lúc sinh ra, Số chính là những thông tin về ta lúc sinh ra. Những thông tin này giúp cho mỗi người có cái chung và riêng. Từ số ta có thể định vị Chính tinh, Chính tinh vốn là sự lưu chuyển từ Khí sang Hình thông qua Số hóa của Khí Ngũ hành Cục và ngày sinh. Cho nên Số vốn tự nhiên mà có song song với Ngũ hành Cục.

Khí Ngũ hành Cục đại diện cho Nhân, vốn là Khí Trời Đất thụ bẩm lúc sinh ra, mà con người thì có Âm Dương Nam nữ, Âm Nam Dương Nữ đi nghịch, Dương Nam Âm Nữ đi thuận đó vốn là hợp với cái Đạo của Trời Đất vậy. Cho nên Khí Ngũ Hành Cục cũng thuận theo lẽ tự nhiên của Đạo mà đi thuận hoặc đi nghịch. Khí ngũ hành Cục có Vượng có Suy theo thời gian mà tạo nên 12 Thời ( trạng thái ) của Vòng Trường Sinh, con người thì có Sinh Lão Bệnh Tử theo sự Thinh Suy của Ngũ hành Cục.

Đại vận chính là Thời của mỗi người theo Sinh Lão Bệnh Tử, cho nên Đại vận vốn dĩ theo 12 Thời của Vòng Trường Sinh Cục mà đi Thuận hay Ngịch tùy theo Nam Nữ Âm Dương.

Tại sao Đại vận lại Khởi từ Cung Mệnh? Cung Mệnh chính là Không gian của con người lúc sinh ra, mà Không gian thay đổi mà có Thời gian, hay Thời gian chính là thứ tự thay đổi trong Không gian, Không gian Cung Mệnh chính là Cột mốc để tính thời gian cuộc đời của con người, cho nên Đại vận khởi Tại Cung Mệnh.

Từ không gian Trời ( Thiên Can ) và Đất ( Địa chi) kết hợp được Không gian hợp nhất của Trời Đất, Không gian Trời đất hợp lại được yếu tố Thời gian là lục thập hoa giáp. Vậy Năm sinh vốn đã bao hàm Không Thời Gian, và từ đặc tính Không Thời Gian hợp nhất của Trời Đất mà con người được sinh ra ( bản mệnh ). Hay nói cách khác Bản mệnh là con người xuất hiện trong khoảng Trời Đất ở Thời gian năm đó. Vì chưa có tọa độ không gian lúc sinh ra, và chưa có thời điểm cụ thể mà chỉ có năm sinh, cho nên Bản mệnh giống như Linh hồn xuất hiện trong khoảng Trời Đất mà chưa có nơi trú ngụ.

Ngũ hành bản mệnh là Khí tiên thiên có được từ Khí Trời và Khí Đất ở Thời điểm là Năm người đó sinh ra. Tùy vào Thời Điểm mà có thể Khí tiên thiên khác nhau. Quy tụ lại 5 loại Khí tiêu biểu là Khí Thủy, Khí Hỏa, Khí Kim và Khí Mộc, Khí Thổ.

Từ Không Gian Cung Mệnh ( Vị ) hợp nhất Hoa giáp ( Thời ) Cung Mệnh sinh ra Cục. con người đã định vị và đánh dấu sự có mặt ở một thời điểm và không gian cụ thể lúc sinh ra. Cục chính là những thông tin về con người đó, giống như hệ gen của con người mà từ Cục sinh ra 14 Chính tinh, 14 chính tinh là Hình được sinh ra từ Khí của Cục. giống gen con người sinh ra kiểu hình vậy. Bản mệnh chính là linh hồn của con người, Cục và Chính tinh là Khí và Hình của con người. Cung mệnh là nơi trú ngụ của con người.

Ngũ hành Cục chính là thông tin về Khí con người, Khí này hấp thụ từ Trời Đất lúc sinh ra. Tùy vào loại Khí Thủy, Hỏa, Thổ, Kim, Mộc mà thông tin tương ứng mã hóa gen là Số của Ngũ hành Cục. Như Thủy Cục mang Số 2…từ hệ mã hóa đó ta có Chính tinh chính là Hình được triển khai từ mã hóa.


======

Xem Mệnh Thân : lấy Cung Mệnh hợp với Cung Thân, xem Cục Mệnh khắc hay sinh Cục Thân, Mệnh được sinh hoặc khắc Cục Thân là tốt, độ số tăng lên, Cục Mệnh sinh và Khắc Cục Thân là xấu độ số giảm.

Lấy sao Cung Mệnh làm Quân, sao Cung Thân làm Thần, Quân Thần hợp cách thì tốt, tùy theo Cách Cục mà phân định tốt thế nào. Như mệnh Tham lang mà Thân có Hỏa Linh là tốt, độ số gia tăng. Nhưng ngược lại Mệnh Tham lang mà Thân Hỏa Linh thì cũng chưa hẳn là tốt, mà ngược lại có khi còn bần và yểu. Đó là cái lý Quân và Thần. Đồng thời xét Vòng Trường Sinh Cục để định mạnh yếu Cách Cục

Lại như Mệnh có Khôi và Thân có Việt là hợp cách, độ số gia tăng, Mệnh có Thái Dương mà Thân có Đà la là xấu.

Mệnh chủ về Giàu nghèo nên Mệnh hợp với tài tinh và thọ tinh, Thân chủ Quý tiện nên hợp với sao chủ quyền quý như Thái Dương Thiên Tướng, Mệnh Thiên Phủ mà Thân Thiên Tướng là hợp cách, vừa giàu vừa quyền quý.

Mệnh chủ tư tưởng, Thân chủ hành động nên Mệnh hợp với các sao chủ về sáng tạo, quy tắc, lề lối…Thân hợp với các sao mang tính hành động quyết định, cương nghị. Như mệnh TPVT còn Thân SPT là hợp cách này.

Mệnh Nhược Thân Cường thì người này suy nghỉ bồng bột, thiếu suy xét, tư tưởng cực đoan, nông cạn, hay thay đổi bất nhất ( do Mệnh nhược ) nhưng lại thích thể hiện bản than, thích tỏ vẻ nguy hiểm. ưa anh hảo, tiếng tăm, thích được người đời ca tụng ( Thân Cường ). Hơn nữa Mệnh Âm chủ giàu nghèo, Thân Dương chủ Quý tiện, Âm suy, Dương Thịnh thì Âm phù thịnh Dương, mệnh theo thân. Tức là khó giàu, do ít có khả năng kiếm tiền ( mệnh nhược ) lại tiêu phá nhiều ( Thân Cường )

Ngược lại Mệnh Cường Thân nhược thì tuy có giàu có mà nhân cách kém, ví như Địa chủ giàu nứt đổ vách nhưng thuộc dạng keo kiệt, kinh người. Những người này xem trọng tiền bạc hơn là tinh thần ( Thân ). Không trọng hư danh và quyền quý, chỉ xem trọng tiền bạc. Họ mang nặng suy nghỉ thực dụng, ta sẽ thấy họ khá cụt mủn, nhưng đó cũng là lợi thế của người biết thực hành và biết kiếm tiền, nhưng khó giàu lớn được vì nhân cách kém.


======

Trong thực tế Lý Học Phương Đông ta phải chấp nhận 1 điều rằng, người xưa dùng Thiên Văn để lập Tượng mà hình thành nên các môn như ngày nay. Ví dụ như 2 sao Nhật Nguyệt trong Tử vi vốn là mượn Tượng của mặt trăng, mặt trời chứ nói Nhật là Mặt trời, Nguyệt là Mặt trăng thì vừa đúng lại vừa không đúng, chúng ta có thể quan sát thấy rằng với người sinh ban ngày thì có thể Nhật ở các cung ban đêm trên lá số Tử vi, nhưng thực tế làm gì có chuyện đó được. Ta thấy ngay rằng người sinh ban ngày thì Mặt trời cũng phải ở các Cung ban ngày chứ, sao lại nằm ở ban đêm. Như mệnh lập ở Ngọ sinh vào giờ Ngọ mà Thái Dương lại nằm ở Cung Tý, không thấy "khoa học" ở đâu cả?

cho nên Lý Học Phương Đông không thể dùng Duy Lý của Phương Tây để giải thích được, Phương Tây chỉ chấp nhận "tập rõ" như các con số, các định luật...rõ ràng chứ không chấp nhận được "tập mờ" như nguyên lý Phản Phục trong kinh dịch. theo cùng cực tắc biến thì "đi xa tất quay trở lại", nghe rất vô lý, Phương Tây chẳng bao giờ chấp nhận thực tế này. Hay có nhiều người làm khoa học muốn khoa học hóa Lý Học Phương Đông bằng cách Số hóa toàn bộ Kinh Dịch, ta thấy các con số chỉ là cái xác, còn phần hồn thì chẳng thấy đâu. 

Vậy thì ở đây chúng ta phải chấp nhận một thực tế rằng chúng ta học Tử vi là học Tượng chứ không phải là đang học Thiên Văn, Thiên Văn cổ chỉ dùng để diễn Tượng, mượn Tượng của các vì sao trên bầu trời để thiết lập Lý Học Phương Đông. 

Mệnh Thân chỉ dùng ( mượn ) Thiên văn để diễn Tượng cho Mệnh Thân trên lá số Tử vi, ở đây Thuận tháng đến Cung có tháng sinh, mà tháng sinh chính là tiết khí, theo mỗi tháng mà có những tiết khí khác nhau làm chủ, và cái khí này có được là do sự chuyển động của Trái Đất quanh mặt Trời và do sự lệch tâm của Trục Trái Đất, nên ta mượn tạm nó gọi là Khí Thiên vậy. Cần phải nhắc lại là tiết khí hay đề cương lệnh tháng vốn vận dụng Khí Âm Dương Ngũ Hành cho nên không thể dùng Duy Lý Phương Tây vào giải thích được. tiếp theo là sự tự quay của Trái Đất theo nguyên lý "Thiên Tả Hoàn, Địa hữu Chuyển" thì lại được một lý nữa, đó là Trái Đất chuyển động từ Tây sang Đông mà có ngày đêm, thì cái Khí theo giờ ta có thể gọi nó là Khí Địa, kỳ thực ngày đêm cũng chẳng qua là bản đồ Nhiệt của Mặt Trời cả thôi, nhưng khi ta xét cái Khí Địa thì ta đặt vào nó cái Lý Học Phương Đông là Âm Dương Ngũ Hành chứ không phải là một bản đồ nhiệt.

Đến đây thì sẽ thấy Cung Mệnh vốn là sự hợp thành của Khí Thiên Địa hợp...mà thực tế theo quan điểm của Phương Tây ta chỉ thấy một bản đồ nhiệt của ngày đêm và tháng sinh. Chứ làm gì có cái Khí nào đâu, vậy Chu Hy nói "trong khoảng trời đất chỉ có một thứ duy nhất là Khí" Nếu ta tinh ý thì thấy Khí ở đây như giống như năng lượng trong công thức nổi tiếng của Einstien, năng lượng bằng khối lượng * bình phương tốc độ ánh sáng. Nhưng đó chỉ là mượn lý Phương Tây giải thích cho dễ hiểu, chứ năng lượng không phải là Khí theo quan điểm của Chu Hy. vì khi sinh ra thì có khối lượng giống nhau ( sơ sinh ) làm gì có năng lượng khác nhau, mà thực tế theo Tử vi hay Tử bình thì rõ ràng cái Khí Âm Dương Ngũ hành là khác nhau, Tử bình sẽ thấy tứ trụ này Thân Vượng, Tứ trụ kia thân nhược...

Rồi lại sang Cung Thân, thì Cung thân ta ví nó là sự chuyển động tương đối ngoài Trái đất ( Thiên Cầu ) từ đông sang Tây, vậy ta " mượn" cái lý của nó để Thiết lập cung Thân vốn tượng trưng cho Thiên. Từ Cung Mệnh ta lại có Cục Số, rồi đến Chính tinh, tất cả chỉ là cái Khí Tượng vốn mượn từ Thiên văn, có nhiều người cho rằng Chiêm Tinh Học Phương Tây chỉ là Chiêm Tinh giả, Tây cũng Giống như Ta chỉ mượn Tượng diễn ý từ Thiên văn chứ làm sao lấy sao này sao kia trên bầu trời để xem mệnh được, cái đó là phi thực tế. Khổng Minh thấy ngôi sao trên trời rơi xuống và mờ dần là ý Khổng Minh sắp chết vì ngôi sao đó chủ mệnh, rồi lại ngậm mấy hạt gạo để giữ mạng sống. Đó chỉ là cái phóng đại thôi.

KimCa - Lộc Mã Giao Trì

Thiên Mã bản chất Dịch Mã vốn chủ 'vận động'.

Mã là hỷ thì ít là có lợi lộc trong sự vận động, nhiều là được thăng quan tiến chức. Mã là kỵ thì nhẹ là bôn ba lao lực khắp nơi, nặng là bị tai họa, giáng chức. 
Vậy khi nào Mã là Hỷ, khi nào Mã là Kỵ? 

Mã là Hỷ khi có những sao cần đến sự vận động đó, đó là những sao Tĩnh. Mã Động cần gặp sao Tĩnh, Động Tĩnh hài hòa mà phát huy tác dụng vốn có của Thiên mã và sao Tĩnh. do đó Mã phù hợp với Lộc tồn, Thiên phủ...Mã là kỵ khi gặp những sao mang tính động, vì sẽ cộng hưởng làm cho con người bôn ba lao lực, hoặc quá mất cân bằng trong sự vận động của Thiên Mã mà mất tiền mất chức. Ví dụ Không kiếp, Hỏa Linh, Phá quân...

tTrở lại với Mã Lộc tồn, vì sao Thiên Mã hợp Lộc tồn mà không phải Hóa lộc, vì Hóa lộc chủ động, tán khí. Lộc tồn chủ Tĩnh, Tụ khí. Cho nên Mã hợp Lộc tồn mà không hợp Hóa lộc. Thiên mã chính là Hỷ thần của Lộc tồn, bởi lợi lộc con người có được là trong cái sự vận động của tổ chức hay xã hội, không phải lợi lộc trên trời rơi xuống. Người có Lộc tồn ham muốn kiếm tiền và luôn suy nghỉ về tiền bạc, tức là mang nặng ý nghỉ tiền bạc, chính vì mang nặng ý nghỉ kiếm tiền mà họ sẽ tìm cách kiếm tiền,và biết cách kiếm tiền, đó là nguồn gốc tiền bạc của Lộc tồn, chứ không phải ngồi một chổ chờ tiền bạc trên trời rơi xuống. Thiên Mã lộc tồn chính là cách kinh doanh thành đại phú. Và trong cái vòng xoáy tiền bạc của Lộc tồn thì Thiên mã đã giúp họ vận động kinh doanh để có tiền. dần thành đại phú. Kinh doanh vốn chủ Động. Giống nhất như sự vận động của Thiên mã, và lẽ dĩ nhiên cái sự vận động đó là kiếm được tiền bạc bởi lộc tồn là sao vốn chủ tiền bạc và chủ phúc thọ. 

Lại như Lộc Mã không vận động thì không hoạch tài, ví như làm quan thì không dụng đến Lộc Mã, do Cách cục làm Quan lấn át cách cục Lộc Mã. Do vậy Thiên Mã đã ngã theo cách Làm quan thay vì Lộc tồn. Nhưng trong cái sự vận động làm Quan thì nhờ quyền mà có tiền Lộc tồn. 

Lộc tồn là tài, Mã cũng là tài nếu Mã là Hỷ thần trong cái sự vận động cuả nó

KimCa - Sát tinh rốt cuộc là tốt hay xấu?

Đầu tiên là mệnh VCD và sau đó là mệnh có Chính Diệu. Bởi xét cho cùng thì người mệnh VCD là quan tâm hơn cả vấn đề này. Bởi có câu mệnh VCD không yểu cũng bần

Mệnh VCD đã được nhiều nhà Tử vi nghiên cứu và nghiệm lý, có người thì nói là nhà không nóc, nhưng có lẽ ít ai hiểu được bản chất thật sự của nó là như thế nào. Đầu tiên nói đến lý thuyết kinh điển về Chủ Khách, lấy Cung Mệnh làm Chủ, Tam phương Tứ chính làm Khách, mệnh Chủ cường hơn Khách thì thuận lợi, ngược lại mệnh Chủ nhược khách cường là gian nan. Khi mệnh VCD thì thiên di luôn có chính diệu, điều dễ dàng nhận thấy là Chủ nhược và Khách cường, khi Chủ nhược thì khả năng chống đỡ Sát Khí từ Tam Phương Tứ chính là kém đi rất nhiều, đó là yếu tố gây nên tai họa cho Mệnh VCD, hãy lấy ví dụ : Một người khỏe mạnh, cường tráng ( Chủ cường ) thì không sợ phong ba bão gió của xã hội ( Khách ), đi ngoài đường gặp cơn gió thấy cảm giác mát mẻ dễ chịu, khác với một người ốm yếu ( Chủ yếu ) vì sự biến động của xã hội thường cảm thấy mệt mỏi, đi ngoài đường gặp cơn gió bị cảm mạo, sinh bệnh chết ( Khách mạnh hơn Chủ ), cho nên nói mệnh VCD dễ yểu bởi vì Sát Khí từ Khách xung phá Mệnh quá nhiều. Đó là yếu tố quyết định có yểu hay không, nếu mệnh VCD mà Tam phương Tứ chính cát tinh hột tụ không bị sát tinh xâm phạm thì ta xét đến Cung Mệnh làm Chủ và Cung Đại vận làm Khách, ta lại dễ dàng nhận thấy nếu Tam phương Tứ chính cung Mệnh không có Sát tinh thì tất yếu sẽ hội tụ sát tinh ở Đại vận, Chủ Nhược Khách Cường và lại vẫn bị Sát Khí xâm phạm mạnh mẽ, nên dễ yểu khi vận đi qua Cung sát tinh hội tụ được Hóa Kỵ dẫn động. 

Đó là nói đến cái yểu của người mệnh VCD, bây giờ xét đến cái bần của người VCD. Mệnh VCD Chủ nhược Khách cường thì Mệnh sẽ không làm Chủ được Tài Quan, dẫn đến bị động trong hoàn cảnh, gặp một vấn đề dù biết bản chất của nó là gì, nhưng không biết phải giải quyết thế nào, kinh doanh thì không hoạch tài, làm quan thì dễ bị chèn ép, ý chí thì kém, lại hay thay đổi cũng bởi Chủ nhược. Tất nhiên sẽ có người lý luận tôi không yểu cũng chả bần, nhưng ở đây yểu và bần là xét trung bình cho người mệnh VCD trong xã hội.

Qua những vấn đề được nói ở trên thì rõ ràng mệnh VCD cần Tuần Triệt để ngăn chặn Sát khí từ các cung Khách để tăng thọ, Đối với giàu hay nghèo thì lại phải xem những yếu tố khác nữa. bởi có câu mệnh VCD hội tam không phú quý khả kỳ. Nhưng với Tuần Triệt đã giúp cho bản cung được vững vàng hơn qua việc đánh chặn nguy hại từ bên ngoài. Đặc biệt mệnh VCD quan trọng xét Tứ hóa, và Chủ khách xem có được cát hay không, Khách đa cát tinh hội tụ và Tam hóa thì vẫn có thuận lợi. vì sao mệnh VCD cần hung tinh đắc địa ( kình, đà, hỏa, linh, không, kiếp, hình, hổ ) là bởi vì Hung tinh đắc địa có thể lấy lại sự cân bằng giữa Chủ và Khách. Cát tinh hay hao bại tinh quá yếu không đủ lực. Nhưng mệnh VCD có Tuần khác với mệnh VCD có triệt, điều này sẽ được nói ở phần sau.

Bây giờ ta xét đến người Mệnh có Chính Diệu. Một điều hiển nhiên đó là không có một Chính tinh nào đứng riêng lẽ với nhau, và thay vào đó là đi theo một tổ hợp. Ta lấy Ví dụ : người có mệnh Tử vi. Tử vi luôn tam hợp với Liêm Trinh và Vũ khúc. Theo lý thì Liêm Trinh hỏa ==> Tử vi Thổ ==> Vũ khúc Kim. Đó là sự lý sinh của Ngũ hành, Liêm trinh là Nguyên thần của Tử vi, khi Tử vi bị Tuần Triệt vì Nguyên thần Liêm trinh không sinh trợ được Tử vi, Tử vi hỏa tương thông mà sinh được Vũ khúc Kim, đẫn đến Khí Thổ ứ đọng, bế tắc. Vì vậy mệnh Tử vi Tuần Triệt là kém theo lý ngũ hành. Nhưng Tử vi gặp Tuần thì đỡ hơn gặp Triệt, bởi cái lý Âm Dương. theo Tượng thì ví Tử vi như là vua, Liêm Trinh và Vũ khúc là cận thần, Tử vi gặp Tuần Triệt được ví như Vua bị cô lập, không được trợ giúp của Quần thần, giống vua bù nhìn. lẽ dĩ nhiên là kém.

Tuần là được hiểu là Thời Thiên chưa tới, nơi có Địa mà không có Thiên, thiên chưa tới thì sao Địa hóa thành. Cho nên gọi là Không vong. Cũng vì có Địa mà không có Thiên nên Tuần bản chất mang tính Âm. Đối nghịch với Triệt mang tính Dương, điều dễ thấy là nhiều người luận Triệt là chặt chém, Tướng Triệt là tướng mất đầu, Mã triệt là Mã què, âu cũng là do tính Dương của Triệt. Tử vi Dương ngại gặp Tuần hơn Triệt. Tuần tác dụng mạnh lên Tứ hóa, vòng lộc tồn, xét theo Toàn không cách thì Tuần đắc cách hơn là Triệt. Triệt tác dụng mạnh lên sao an theo giờ, ngày, tháng và vòng Thái Tuế. Tuần chế Địa kiếp mạnh hơn Triệt, ngược lại Triệt chế Địa không mạnh hơn Tuần. Tuần chế địa kiếp và Triệt chế Địa không kém hơn vì cái lý cộng hưởng. và cũng bởi cái lý Địa không mang tính Âm, Địa kiếp mang tính Dương. 

Cụ Thiên Lương cho rằng, Tuần Triệt hóa giải nhau ở Đại vận, tức là mệnh Tuần đến vận gặp Triệt thì sẽ được hóa giải. Điều này là có lý của Cụ. Xét Tuần Âm và Triệt Dương, thì Tuần Triệt sẽ kìm chế nhau ở Vận, do đó khả năng của Tuần Triệt ở Đại vận đã giảm đi nhiều. Nhưng không phải là sẽ mất đi Tuần Triệt, giống như Không Kiếp gặp nhau ở Tứ góc thành Âm Dương hợp nhất mà đắc địa, đắc địa thì ít hại hơn là hãm.

Lý Xuất Không Điền Thật. Tuần Triệt được hiểu là Thời chưa tới, khi có Lưu Thái Tuế đến thì đó chính là Thời tới, mà thời tới thì Không Vong sẽ không còn, thời tới khi Lưu Thái tuế xung cung Tuần Triệt hoặc ở ngay cung có Tuần Triệt. Xuất không được hiểu là Không vong đã mất, nếu mệnh có Tuần Triệt thì Lưu Thái Tuế đến mệnh hoặc ở Di xung mệnh, khi Không vong đã mất thì những gì còn lại ở Cung mệnh chính là bản chất thực sự vốn có của nó, như tổ hợp sao phá hay hợp cách...từ đó sẽ thấy được sự thật giả về giàu nghèo, thọ yểu...( Điền Thật ). Do vậy đối với mệnh VCD rất cần chú ý đến vận có Lưu thái tuế xung mệnh, vì khi đó đã mất Không vong, nếu hạn nhập năm đó cũng bị kỵ xung thì quyết là năm đại họa. Đối với người có Chính diệu mà tổ hợp sao đi hợp cách và tốt thì năm đó là năm thăng tiến tài lộc.

Lý giải thêm về Thiên tướng sợ gặp Tuần Triệt, Thiên tướng và Phá quân luôn ở thế Đối Xung ( không phải Đối Cung ). Tương và Phá kìm hãm lẫn nhau, lực tương tác của Phá lên Tướng ngang bằng với lực của Tướng lên Phá. Nhưng khi có Tuần Triệt thì điều đó đã bị phá vỡ, đầu tiên phải nói đến Phùng Phủ khán Tướng, xem Thiên Tướng phải xét đến thiên Phủ, khi Thiên tướng bị Tuần Triệt thì Phủ không thể giúp được Tướng. Đó là đặt Tướng vào thế yếu khi so sánh với Phá, do vậy cấu trúc Đối xung bị phá vỡ, đặt Thiên tướng vào thế yếu. Lại xét phân đối cung lưu chi thể dụngng ), nguời mệnh Thiên tướng thì lấy Thiên Tướng làm Thể, Phá Quân làm Dụng, Tướng ở thế yếu thì Thể bị Dụng khắc theo lý đối xung, vì vậy mà nói Thiên tướng sợ gặp Tuần Triệt, vì lý Thiên tướng mang tính Âm nên sợ gặp Triệt hơn Tuần. Có lẽ vậy mà Tướng Triệt là tướng mất đầu chăng? lẽ Triệt chặt chém âu cũng rất có lý (tính Dương)